您现在的位置是:Thế giới >>正文
Soi kèo góc Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2
Thế giới61人已围观
简介 Pha lê - 21/02/2025 17:59 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2: Điểm tựa sân nhà
Thế giớiChiểu Sương - 21/02/2025 04:43 Tây Ban Nha ...
【Thế giới】
阅读更多Người thầy giáo kể chuyện dạy học cho các Đại tướng Việt Nam
Thế giớiKhi nhắc lại những ngày tháng ấy, người thầy giáo già vẫn còn nguyên sự cảm phục và xúc động về tinh thần, thái độ học tập và làm bài, trả bài nghiêm túc của các vị “tướng già". Nối dài những giấc mơ… 80 tuổi, thầy giáo Doãn Mậu Hòe (trú quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) vẫn đảm nhận nhiệm vụ gắn bó với công tác giáo dục-sự nghiệp mà gần như gắn bó với ông suốt cả cuộc đời, mang lại cho ông nhiều hạnh phúc và cả niềm vinh dự, tự hào không dễ gì chia sẻ.
Là Chủ tịch Hội Khuyến học quận Ngũ Hành Sơn, rồi Phó Chủ tịch Hội Khuyến học TP. Đà Nẵng, ông Hòe luôn tâm niệm nhiệm vụ của Hội Khuyến học và Hội Cựu giáo chức vừa là người bạn đồng hành, vừa là cánh tay nối dài của ngành Giáo dục-Đào tạo, cùng nhau vươn tới từng cơ sở để hỗ trợ cho số học sinh (HS) mồ côi nghèo và HS nghèo được tiếp tục học hết bậc THPT. Thầy giáo Doãn Mậu Hòe. Thầy giáo Doãn Mậu Hòe.
Từ năm 2005, thầy Hòe đã nhận bảo trợ dài hạn cho hai HS mồ côi nghèo với mức bảo trợ 600.000 đồng/năm/HS. Cuối năm học 2008-2009, hai em này đã học hết THPT. Chính thầy Hòe là người đề xuất ý tưởng thành lập Quỹ Khuyến học và Giải thưởng khuyến tài mang tên nhà trí thức cách mạng Lê Văn Hiến, góp phần bảo trợ dài hạn cho 111 HS mồ côi nghèo, cấp học bổng cho 145 HS nghèo học giỏi…, kịp thời khen thưởng cho hàng trăm HS có nhiều nỗ lực trong học tập và rèn luyện.
“Tôi vẫn tâm niệm lời dặn dò của Bác trong buổi đến thăm, nói chuyện với cán bộ, giáo viên và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Lúc đó, Bác nói: Có ba hạng người luôn được mang ơn và kính trọng. Một là các thầy-cô giáo dạy con em mình học, hai là thầy thuốc chữa bệnh cho gia đình mình và nhân dân, thứ ba là người cho mình mượn tiền gạo lúc khó khăn túng thiếu. Từ trong tâm niệm về lời dạy của Bác gần 50 năm qua, tôi vẫn luôn ý thức rằng, mình phải đến tận nơi, tìm hiểu về các trường hợp khó khăn để kịp thời hỗ trợ, động viên các em, các cháu được đến trường, phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Làm như thế không phải để được mang ơn, mà chính là để góp phần tạo bệ phóng cho thế hệ sau vươn lên tốt hơn” - ông Doãn Mậu Hòe tâm sự.
Số tiền nhận được từ những suất học bổng có thể chưa phải là nhiều về giá trị vật chất, nhưng đã có tác dụng giúp các em cùng gia đình vượt qua được “cơn ngặt” của cuộc mưu sinh, nhen lên trong các em niềm tin và hy vọng vào những điều tốt đẹp ở đời để vững vàng đi tiếp trong cuộc hành trình chữ nghĩa.
Tình đồng chí, nghĩa thầy trò
Quê ở Quế Phong (Quế Sơn, Quảng Nam), 17 tuổi, chuẩn bị học lên tú tài thì chàng thanh niên Doãn Mậu Hòe thoát ly lên núi, trở thành người chiến sĩ cầm súng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Năm 1954, ông Hòe tập kết ra Bắc, công tác ở Trung đoàn 108 Sư đoàn 305 rồi được Tổng cục Chính trị điều động đi học lớp bồi dưỡng giáo viên trợ lý văn hóa. Trong suốt chặng đường 47 năm công tác trong quân đội, có đến 34 năm, ông Hòe trực tiếp giảng dạy và làm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Trường Nguyễn Văn Trỗi-Bộ Quốc phòng, Trường Văn hóa khu Tả Ngạn, Trường Văn hóa Quân khu 5, Trường Quân sự Quân khu 5, tính ra, đã góp phần giáo dục văn hóa cấp III cho hơn 20.000 học viên từ binh nhì đến cấp tướng để đi học đào tạo và bổ túc tại các trường, học viện quân đội.
“Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, tôi về lại Tổng cục Chính trị làm trợ lý văn hóa Tổng cục, trực tiếp hướng dẫn cho 6 tướng lĩnh là thủ trưởng cơ quan Tổng cục Chính trị và Bộ Tổng Tham mưu học văn hóa, đồng thời tham gia dạy môn Vật lý, Hóa học cho các lớp bổ túc văn hóa tại chức cấp II, III (hệ 10 năm) cho cán bộ của cơ quan Tổng cục Chính trị” - ông Hòe tự hào kể.
“Tôi và một giáo viên Toán cấp III trực tiếp hướng dẫn cho 6 vị tướng học văn hóa tại nhà riêng. Tôi trực tiếp hướng dẫn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh học môn Toán, Lý, Hóa cấp II. Thiếu tướng Phạm Kiệt học môn Văn, Toán cấp I. Đại tướng Hoàng Văn Thái, Thượng tướng Song Hào, Trung tướng Lê Quang Đạo và Trung tướng Phạm Ngọc Mậu học môn Hóa, Lý cấp III. Tùy tình hình cụ thể, tôi xếp lịch học trong tuần vừa đảm bảo công tác chung, vừa có thời gian học và làm bài của các thủ trưởng”.
Hỏi chuyện ông về cảm giác khi được phân công “dạy học” cho các vị tướng, có thấy chút nào áp lực không, ông Hòe cười nhẹ nhàng: “Mình hiểu là tâm lý của các vị tướng là chỉ muốn người dạy không quá trẻ và phải chững chạc. Cũng không quá nặng nề bởi mình nghĩ, công việc của mình chủ yếu là mang tính hướng dẫn, chỗ nào các vị không nhớ thì chịu khó giảng lại, nhắc đi nhắc lại kiến thức thôi. Mình chọn phương pháp và cách thức, nội dung giảng dạy sao cho cô đọng, ngắn gọn, bài tập cũng phải là những dạng bài mang tính phổ biến”. Đến bây giờ, khi nhắc lại những ngày tháng ấy, người thầy giáo già vẫn còn nguyên sự cảm phục và xúc động về tinh thần, thái độ học tập và làm bài, trả bài nghiêm túc của các vị “tướng già” - theo cách gọi thân mật của ông.
Thầy Hòe kể: “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đề xuất ý kiến: “Giáo viên cứ gọi chúng tôi là anh, chúng tôi gọi giáo viên là thầy”. Có lần Thiếu tướng Phạm Kiệt nói với tôi rất chân tình: “Đề nghị thầy Hòe dạy tôi, đừng phân công cô giáo dạy vì trước đây tôi bị Pháp bắt, tù đày, đánh đập, bây giờ ảnh hưởng đến trí não, nói trước quên sau, nếu các cô giáo dạy khi hỏi bài, mình không trả lời được, xấu hổ lắm”.
Ngày Hiến chương các nhà giáo, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Thượng tướng Song Hào còn tổ chức một bữa cơm thân mật để mời thầy giáo rồi đưa thầy về tận doanh trại đơn vị. “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người sống rất tình cảm. Năm 1963, tôi được điều động đi B. Có một lần, tôi từ chiến trường khu 4 ra Hà Nội công tác, Đại tướng biết được, bảo thầy giáo nán lại để cùng đi chùa Thầy. Không ngờ, đó là lần gặp cuối cùng giữa chúng tôi. Khi tôi đang trên đường quay trở vào thì nghe tin Đại tướng đã từ trần”
Theo Hải An(Báo Gia Lai)
">...
【Thế giới】
阅读更多GS Ngô Bảo Châu: Cùng nhau xây dựng lòng tin
Thế giới"Buổi đối thoại này hướng đến những chủ đề tương đối cụ thể, nhưng sản phẩm của đối thoại không chỉ là kết luận, đề xuất, mà còn là lòng tin của chúng ta cùng nhau làm việc gì đó", GS Ngô Bảo Châu cho biết như vậy khi phát biểu kết thúc sự kiện "đối thoại giáo dục" ngày 1/8. "Hi vọng cuối năm nay, chúng tôi có thể đưa đến một danh mục kiến nghị tương đối cụ thể cho các cơ quan nhà nước trong việc cải cách giáo dục", ông nói.
GS Ngô Bảo Châu: "Đối thoại sẽ tiếp tục trên hocthennao.vn"
GS Ngô Bảo Châu cho hay, hội thảo này có thể chưa "chín" và cần đối thoại rộng rãi hơn. Nhóm đối thoại sẽ tiếp tục đối thoại trên trang hocthenao.vn, đồng thời cho biết sẽ đăng lại những tham luận của hội thảo để mọi người cùng tham gia tranh luận tập trung vào từng chủ đề. Mọi diễn giả có thể tham gia đóng góp ý kiến của mình trên diễn đàn.
Dành cả 2 ngày nghe và trao đổi trong các phiên thảo luận, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, đây là một hội thảo rất có ý nghĩa. Bộ GD-ĐT đã lắng nghe đầy đủ các ý kiến, đánh giá cao nhiều ý kiến thẳng thắn và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thúc đẩy đổi mới giáo dục đào tạo của Việt Nam. Hội thảo có nhiều ý kiến khác nhau, thể hiện nhiều góc nhìn khác nhau của các diễn giả; có những ý kiến không đồng tình và ngay cả Bộ GD-ĐT cũng chưa đồng tình với ý kiến đó.
"Những ý kiến chưa phù hợp có thể do diễn giả chưa cập nhật thông tin về những chính sách mới của Bộ GD-ĐT, nhưng đây là hội thảo công khai, mọi người có quyền đóng góp ý kiến và nói lên chứng kiến của mình. Và những đóng góp này chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi để tìm được tiếng nói chung" - ông Ga bày tỏ.
Cũng theo Thứ trưởng Ga, quyền tự chủ của trường đại học hiện nay đã được quy định trong Luật Giáo dục đại học cũng như các văn bản của Nhà nước khá đầy đủ; muốn thay đổi hay không là do các trường. Vấn đề hiện nay là các trường không dám đổi mới và luôn nghĩ có một chỗ để đổ trách nhiệm ( Bộ GD- ĐT) cho sự phát triển.
"Đấy là vấn đề chúng ta phải xử lý về tư duy" - vị Thứ trưởng được giao phụ trách mảng giáo dục đại học của Bộ GD-ĐT cho biết.
Ông cũng dẫn giải thêm về trách nhiệm đổi mới của Bộ GD-ĐT, ví như việc thành lập trường Fulbright- trường ĐH phi lợi nhuận - cũng là một cố gắng vì hiện chưa có một một hình nào ở Việt Nam như vậy.
Sau các phiên thảo luận về chủ đề "đại học tư và có yếu tố nước ngoài", "giảng viên và nghiên cứu khoa học", hội thảo "đối thoại giáo dục" đã kết thúc ngày 1/8. Trước đó, trong ngày 31/7, các đại biểu đã thảo luận về chủ đề xây dựng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu khoa học và tự chủ đại học.
Hội thảo do nhóm "Đối thoại giáo dục" cùng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tổ chức.
Nhóm "Đối thoại giáo dục" ra đời từ gần 1 năm nay, với mục tiêu tập hợp những trí thức Việt Nam trưởng thành và thành đạt ở nước ngoài, có trải nghiệm về nền giáo dục Việt Nam, thông qua các hoạt động thiết thực để trao đổi, thảo luận, nghiên cứu, phân tích, từ đó đưa ra các ý tưởng, giải pháp mang tính khả thi nhằm đóng góp cho nền giáo dục của đất nước."Đối thoại giáo dục" do GS Ngô Bảo Châu và các cộng sự, là những trí thức Việt Nam trưởng thành và thành đạt ở nước ngoài..
Lê Huyền
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Valencia vs Atletico Madrid, 0h30 ngày 23/2: Bám đuổi
- ‘Đám mây’ đưa Olympic Bắc Kinh 2022 đến gần khán giả hơn
- Thông tin mới vụ '300 triệu không mua được suất giáo viên'
- Trẻ sinh tháng nào dễ thành đạt nhất?
- Nhận định, soi kèo Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2: Chiến đấu vì danh dự
- Á quân Next Top Tuyết Lan: Chồng doanh nhân lo cho tôi cuộc sống thoải mái
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi
-
Hạ Vi gầy gò và xuề xòa trong những hình ảnh gần đây. Trả lời sự băn khoăn này, Hạ Vi viết: “Cảm ơn bạn, tôi có thể hỏi bạn một câu hỏi được không? Trông tôi giống một người thua cuộc không? Tôi cho rằng mọi người đều đưa ra kỳ vọng quá lớn của họ với một ai khác. Mỗi ngày trong cuộc sống đều không hề dễ dàng. Những năm qua, tôi đã trải qua nhiều chuyện và tôi thậm chí không biết điều gì là quan trọng đối với mình”.
Hạ Vi sống kín tiếng sau khi chia tay Cường Đô La. “Tôi cần trưởng thành, nếu bạn yêu quý tôi hãy chờ đợi ngày đó cùng tôi. Đừng khiến tôi thấy lo lắng. Thời gian qua, tôi đã có nhiều sự lo lắng rồi. Những gì tôi cần lúc này là sự bình yên và yêu quý bản thân mình”, cô chia sẻ.
Năm 2016, sau sau Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Hạ Vi từng kỳ vọng là diễn viên triển vọng của màn ảnh Việt.
Đáng tiếc, thời gian qua, cô gần như biến mất khỏi showbiz. Ngoại hình gầy gò, xuề xòa của Hạ Vi cũng khiến khán giả tiếc nuối cho vẻ đẹp “vạn người mê” một thời.
Trang cá nhân của Hạ Vi không nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng cũng như những đồng nghiệp nổi tiếng khác. Nữ diễn viên sinh năm 1993 còn trải qua sóng gió trong chuyện tình cảm khi chia tay Cường Đô La sau hai năm hẹn hò.
Sau chia tay, cô kín tiếng trong chuyện tình cảm. Trong khi đó, Cường Đô La sắp cưới người mẫu Đàm Thu Trang.
Theo news.zing.vn
Mai Phương Thúy vòng 1 gần 100 cm vẫn "chưa là gì" với loạt mỹ nhân này
Mai Phương Thúy tăng cân khiến vòng 1 tăng kích cỡ nhưng 3 mỹ nhân còn lại thì sao?
" alt="Hạ Vi lên tiếng sau khi bị chê ngày càng mờ nhạt, gầy gò và kém sắc">Hạ Vi lên tiếng sau khi bị chê ngày càng mờ nhạt, gầy gò và kém sắc
-
- Chiều 14/8, ông Trần Phước Sơn, Phó Giám đốc - người phát ngôn của Sở Nội vụ TP.Cần Thơ thông tin thêm chi tiết mới trong việc ông Trần Ngọc Phi Long được cử đi Mỹ. TIN LIÊN QUAN
Phó phòng ngoại vụ ở lại Mỹ để học tiến sĩ?" alt="Cho thôi việc phó phòng ở lại Mỹ">Cho thôi việc phó phòng ở lại Mỹ
-
Ông Long khi còn đi dạy thêm Anh ngữ tại một trung tâm Anh ngữ ở TP Cần Thơ Ảnh: Công Tuấn/Người lao động
Vào năm 2007, do là cán bộ nguồn nên ông Long được cử đi học thạc sĩ chuyên ngành quản lý quan hệ quốc tế tại Vương quốc Anh theo đề án đào tạo 150 thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài của TP Cần Thơ.
Số tiền ngân sách TP Cần Thơ tài trợ cho ông Long đi học khoảng 300 triệu đồng. Sau khi về nước, đến tháng 8-2009, ông Long được bố trí làm việc tại Sở Ngoại vụ và giữ chức phó trưởng Phòng Hợp tác quốc tế.
Do giỏi ngoại ngữ nên ông Long thường tham gia phiên dịch cho lãnh đạo TP Cần Thơ mỗi khi đi công tác nước ngoài hoặc khi có các đoàn nước ngoài đến làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ. Ngoài ra, ông Long còn tham gia dạy Anh ngữ bên ngoài.
Tại tỉnh Bình Thuận, đầu tháng 5-2014, dư luận cũng xôn xao chuyện ông Nguyễn Tất Thạch, cán bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin (CNTT) thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, đi du lịch nước ngoài rồi bỏ trốn.
Cụ thể, nhân dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, ông Thạch đăng ký đi Hàn Quốc theo một tour du lịch nhưng không xin phép cơ quan. Ngay sau đó, Trung tâm CNTT đã nhận thông tin từ Lãnh sự quán Hàn Quốc thông báo việc ông Thạch xin cấp visa nhưng không có xác nhận của đơn vị. Lãnh đạo trung tâm đã mời ông Thạch lên làm việc và yêu cầu hủy hồ sơ xin cấp visa đi du lịch Hàn Quốc. Ông Thạch cam kết chấp hành.
Tuy nhiên, sáng 28-4, lấy lý do bận công việc nhà, không tới cơ quan làm việc được, ông Thạch đã vào TP HCM để bay sang Hàn Quốc theo tour du lịch. Đến ngày 1-5, khi đoàn khách đang mua sắm đồ lưu niệm tại một chợ ở Hàn Quốc trước khi lên máy bay về nước thì ông đã lẩn vào đám đông rồi “mất tích”.
Trước đó, 2 cán bộ của Bộ Công Thương cũng bỏ trốn, ở lại Mỹ. Cụ thể là bà N.H.G, nguyên tùy viên thương mại tại Mỹ. Bà G. đã không hoàn thành thủ tục kết thúc nhiệm kỳ công tác theo quy định, tự ý nghỉ việc, ở lại nước ngoài.
Trường hợp thứ hai là ông B.N.L, chuyên viên Vụ Chính sách thương mại đa biên. Ông này lợi dụng việc đi học ở nước ngoài đã tự ý nghỉ việc, ở lại nước ngoài. Sau đó cả hai đã bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Đều có chuẩn bị trước
Ngày 13-8, Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ đã ban hành quyết định cho thôi việc đối với ông Long. Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ, cho biết do ông Long không phải là đảng viên, không nắm giữ các tài liệu quan trọng của cơ quan nên Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ xử lý như thế là đúng quy định pháp luật.
Đối với trường hợp ông Nguyễn Tất Thạch, theo tìm hiểu của chúng tôi, do có người thân đang làm lao động tại Hàn Quốc nên sau khi “biến mất”, ông Thạch ở lại Hàn Quốc xin làm lao động.
Được biết, ông Nguyễn Tất Thạch được Trung tâm CNTT tuyển dụng năm 2008. Hoàn cảnh của gia đình khó khăn. Ông Hồ Lâm, quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, cho biết: “Sau khi nhận được thông tin, sở cũng đã có báo cáo UBND tỉnh và UBND tỉnh cũng có chỉ đạo tiến hành xử lý kỷ luật từng bước theo quy định của Sở Nội Vụ. Ông Thạch không phải là đảng viên, mới chỉ là nhân viên hợp đồng nên đơn vị đã cách chức”.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, cho biết việc cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học, công tác nước ngoài rồi tìm cách bỏ trốn không phải hiếm mà đã xảy ra rải rác suốt một thời gian dài. “Những trường hợp này đều có sự chuẩn bị từ trước, tranh thủ được cử đi học để tìm mọi cách ở lại mà thôi” - ông Hương nói.
Theo ông Hương, chuyện cán bộ được cử đi học rồi ở lại nước ngoài còn phản ánh một thực tế đáng buồn xung quanh chuyện sử dụng người tài đã được nói tới rất nhiều trong thời gian qua nhưng chưa có chuyển biến nhiều. “Nguồn chất xám đang bị chảy ra nước ngoài. Ngay cả trong nước, người giỏi cũng không chịu làm việc cho các cơ quan nhà nước để hưởng lương mỗi tháng có mấy triệu đồng. Rõ ràng chủ trương thu hút, đãi ngộ và giữ chân người tài làm việc tại các cơ quan nhà nước đang có vấn đề và cần phải thay đổi” - ông Hương nhận định.
Khó xử lý Theo ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (nguyên Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ), cho biết các quy định hiện hành rất khó xử lý đối với những trường hợp cán bộ bỏ trốn, ở lại nước ngoài. “Nếu họ được cử đi học rồi bỏ trốn, ở lại và có đơn xin nghỉ việc thì cơ quan quản lý cán bộ chỉ còn cách giải quyết cho thôi việc. Nếu họ không có đơn xin nghỉ việc thì phải kỷ luật buộc thôi việc vì tự ý bỏ việc. Tuy nhiên, phải rà soát xem cán bộ đó được cử đi học theo chương trình nào, nguồn kinh phí ở đâu; nếu là Chính phủ và các nước tài trợ thì phải yêu cầu bồi thường kinh phí đào tạo theo luật cán bộ công chức, viên chức” - ông Cương nói.
- Nhóm phóng viên
Đau đầu với... cán bộ bỏ trốn
-
Nhận định, soi kèo Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2: Không ngoài dự đoán
-
ĐH Nalada Ngôi trường cổ xưa đón sinh viên lần đầu tiên sau 800 năm tại một cơ sở mới ở TP Rajgir, cách thủ phủ Patna của bang Bihar khoảng 100 km.
Phó Hiệu trưởng Gopa Sabharwal cho biết trường đã có 15 sinh viên (trong đó có 5 nữ) và 11 giảng viên. Số sinh viên này được tuyển chọn từ hơn 1.000 ứng viên trên toàn thế giới.
Nhận xét về yêu cầu tuyển sinh nghiêm ngặt, Phó Hiệu trưởng Sabharwal nói với đài NDTV: “Nalanda là đại học nghiên cứu và chúng tôi chỉ chọn những người giỏi nhất”.
Trường Đại học Nalanda tồn tại từ thế kỷ V đến thế kỷ XII, thu hút nhiều học giả từ khắp nơi trên thế giới. Thời đỉnh cao, ngôi trường có hơn 10.000 sinh viên và 2.000 giảng viên trước khi bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy vào thế kỷ XII. Cựu Tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam là người đề xuất mở lại trường này vào năm 2006 và được quốc hội thông qua sau đó.
Trường Đại học Nalanda mới dự kiến hoàn thiện vào năm 2020, giảng dạy các ngành khoa học, triết học và tâm linh, khoa học xã hội cho nghiên cứu sinh và người học lấy bằng tiến sĩ. Mỗi ngành học sẽ có tối đa 20 học viên.
Jyotirmayee, một nhà nghiên cứu đến từ TP Vijaywada - Ấn Độ, cho biết: “Tôi nghĩ ngôi trường này sẽ đem lại cơ hội nghiên cứu tuyệt vời và đó là lý do tôi ở đây”.
(Theo Xuân Mai/Người lao động)
" alt="Trường đại học cổ mở cửa trở lại sau 800 năm">Trường đại học cổ mở cửa trở lại sau 800 năm